CategoriesTin Tức

Báo Ocop Việt Nam: Mật hoa dừa Sokfarm – Hành trình nâng cao giá trị cây dừa

mat-hoa-dua-sokfarm, vao-bep-cung-sokfarm, duong-hoa-dua-sokfarm, mon-ngon-cung-mat-hoa-dua

OVN – Trà Vinh là địa phương có diện tích trồng dừa lớn thứ hai cả nước nhưng chủ yếu để lấy trái, giá trị kinh tế mang lại không cao. Thấu hiểu những nỗi cơ cực của bà con trồng dừa, chị Thạch Thị Chal Thi – một người con của xứ Trà Vang đã cùng chồng (anh Phạm Đình Ngãi) bắt tay vào nghiên cứu lấy mật hoa dừa. Giúp nâng cao giá trị nông sản, tăng thêm thu nhập cho người dân địa phương.

mat-hoa-dua-sokfarm, ocop-viet-nam
Sản phẩm từ mật hoa dừa được nhiều khách hàng ưu chuộng

Năm 2018, giá dừa tỉnh Trà Vinh chỉ ở mức 20 nghìn đồng/12 trái, tương đương khoảng 2 triệu đồng/1200 trái dừa. Nhiều hộ gia đình trồng dừa rơi vào hoàn cảnh lao đao vì dừa mất giá, trong đó có vườn dừa nhà chị Chal Thi. Bắt tay vào tìm tòi, nghiên cứu chị Chal Thi biết đến phương pháp trồng dừa lấy mật, một hình thức sản xuất hoàn toàn mới nhưng đem lại giá trị kinh tế cao (gấp 3 – 5 lần). Bởi mật hoa dừa là một sản phẩm thuần thiên nhiên, vị ngọt lành tính, nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe phù hợp với nhu cầu của đa dạng người tiêu dùng.  
 
Quyết tâm tìm hướng đi cho cây dừa, chị Chal Thi và anh Đình Ngãi đã từ bỏ công việc hiện tại, cùng nhau về lại Trà Vinh phát triển dự án. Bắt đầu nghiên cứu từ các báo khoa học của quốc tế, xem video lấy mật hoa dừa trên trang điện tử của nhiều nước như: Indonesia, Malaysia, Philippines,… Đặc biệt, vợ chồng chị Chal Thi còn đến tỉnh An Giang, sang Campuchia và Thái Lan nhằm tham khảo ngành thu mật hoa, rồi về áp dụng lại với cây dừa quê hương. Tháng 6/2019, cả hai quyết định thành lập Công ty TNHH Trà Vinh Farm và xây dựng nhà máy sản xuất. Trải qua gần 2 năm nghiên cứu, đến tháng 9/2019, sản phẩm mật hoa dừa thương hiệu Sokfarm chính thức được đưa ra thị trường tiêu thụ.

Người công nhân lấy mật hoa dừa đòi hỏi phải tỉ mỉ, nhiệt huyết với công việc

Trao đổi với anh Đình Ngãi – Giám đốc điều hành công ty cho biết, kỹ thuật thu mật từ cây dừa cũng tương tự như cây thốt nốt ở vùng Bảy núi An Giang. Đặc biệt, vùng Trà Vinh có đông đảo người dân Khmer sinh sống, họ đã biết đến kỹ thuật thu mật từ các loại cây họ cọ. Những người công nhân khi lấy mật không chỉ đòi hỏi kỹ thuật cao, tỉ mỉ mà còn cần phải đặt tình yêu vào công việc.
 
“Bước đầu tiên, chọn cây dừa đủ tuổi (giống dừa chuyên lấy mật có tên khoa học là PB – 121, tên thường gọi Mawa). Tiến hành uốn cổ hoa cong xuống từ 3 – 5 ngày. Đây là công đoạn quan trọng đòi hỏi sự tập trung cao độ của người công nhân bởi cổ hoa dừa giòn, cổ hoa sẽ bị gãy nếu không cẩn thận hay dùng dư lực. Tiếp theo, mát xa cho mật hoa dừa chảy ra, với mỗi hoa cần lực gõ khác nhau vì kích thước hoa không giống nhau, khi gõ quá mạnh hoa bị dập không thu được mật. Sau cùng, cắt một lớp mỏng trên hoa để mật chảy xuống. Mật thu về nhà máy, sử dụng công nghệ cô đặc và chế biến thành nhiều sản phẩm.”, anh Đình Ngãi chia sẻ.

mat-hoa-dua-sokfarm, ocop-viet-nam

Các công đoạn sản xuất luôn được chú ý, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Để có được kỹ thuật lấy mật hoa dừa thành công như thế, vợ chồng anh Đình Ngãi đã phải vượt qua nhiều thử thách. Trong 6 tháng đầu tiên, công việc lấy mật hoàn toàn thất bại do vẫn chưa nắm rõ kỹ thuật. Bên cạnh đó, gia đình còn vướng phải nhiều ý kiến trái chiều từ người dân xung quanh, vì việc lấy mật cây dừa vẫn còn khá mới tại Việt Nam. Ở mỗi giai đoạn phát triển dự án, cả hai vợ chồng đều gặp những khó khăn khác nhau: vốn đầu tư, đưa sản phẩm ra thị trường, quảng bá sản phẩm, thương hiệu công ty, mở rộng thị trường,… Đặc biệt, khi tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, hoạt động của doanh nghiệp cũng bị trì trệ.

mat-hoa-dua-sokfarm, ocop-viet-nam

Cacao mật hoa dừa Sokfarm được sử dụng chế biến nhiều món ăn

Được biết, mỗi năm một cây dừa cho ra 13 hoa cái, một hoa sẽ có từ 25 – 40 lít mật, như vậy với giá thành hiện tại người nông dân thu về khoảng 250 – 400 nghìn/1 hoa dừa. Hiện tại, cơ sở Sokfarm có 20 lao động và liên kết với 15 hộ nông dân thuộc huyện Tiểu Cần (tỉnh Trà Vinh). Trong đó, có đến 90% người lao động là đồng bào người Khmer, 60% là phụ nữ. Thu nhập bình quân từ 5 – 8 triệu đồng/tháng, góp phần nâng cao đời sống người dân, phát triển kinh tế địa phương.

mat-hoa-dua-sokfarm, ocop-viet-nam

Nước uống mật hoa dừa được sử dụng chế biến nhiều món ăn

mat-hoa-dua-sokfarm, ocop-viet-nam

Đường hoa dừa Sokfarm được sử dụng chế biến nhiều món ăn

Các sản phẩm của Sokfarm, từ mật hoa dừa thô đến mật hoa dừa chế biến đều đáp ứng đầy đủ những chứng nhận ISO, HACCP, FDA, an toàn vệ sinh thực phẩm, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu,…Trong đó, có 03 sản phẩm vinh dự đạt chuẩn 4 sao OCOP 2020 (mật hoa dừa, đường hoa dừa, nước uống mật hoa dừa) và 01 sản phẩm 3 sao OCOP (hạt cacao sấy mật hoa dừa). Thương hiệu Sokfarm phân phối cho hơn 200 đại lý, và khoảng 300 đơn vị bán hàng trên 20 tỉnh thành cả nước. Mỗi năm, thị trường tăng trung bình 200%. Ngoài ra, sản phẩm còn xuất khẩu sang các nước như: Nhật Bản, Hà Lan, Campuchia,…  

mat-hoa-dua-sokfarm, ocop-viet-nam
Thời gian tới, Công ty Trà Vinh Farm sẽ tiếp tục thực hiện mô hình kinh doanh theo hình thức không bán nguyên liệu thô giá rẻ mà đi sâu vào chế biến thành phẩm, nhằm mang lại chuỗi giá trị công bằng giữa các bên hợp tác trong hoạt động sản xuất.
Từ việc nghiên cứu và phát triển thành công sản phẩm mật hoa dừa, Sokfarm đã nâng tầm giá trị cây dừa. Với những sản phẩm độc đáo, chất lượng và tốt cho sức khỏe, Sokfarm góp phần nâng cao thu nhập của người nông dân trồng dừa, tạo thêm việc làm cho lao động địa phương, phát triển bền vững kinh tế tỉnh Trà Vinh.
Trả lời